Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Bảo tàng đồng hồ cổ

Mời các bạn tham khảo thêm sản phẩm tại website của chúng tôi: www.bandonghoco.com

------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------

Một chiều cuối năm, chúng tôi về Thành Nam gặp người có bộ sưu tập đồng hồ cổ nhiều nhất đất bắc kỳ. Những âm thanh tích tắc vọng ra từ ngôi nhà với kiến trúc cổ kính, nằm giữa vườn cây cảnh khiến ai cũng muốn tìm hiểu, khám phá. Bước vào bên trong, chúng tôi thực sự choáng ngợp trước hàng trăm chiếc đồng hồ cổ với đủ kiểu dáng, kích cỡ: đồng hồ phápđồng hồ cúc cuđồng hồ atmos, đồng hồ tủ...

Không gian của căn phòng được ông “chiếm dụng” một cách tối đa để trưng bày đồng hồ cổ. Có chiếc cao 2 – 3m, đứng sừng sững ở góc nhà, xung quanh tường ông treo kín đồng hồ lớn nhỏ. Hầu hết chúng đều có tuổi thọ vài trăm năm, chiếc “trẻ nhất” cũng gần trăm tuổi.



Nhâm nhi chén trà thơm, ông Thủy tâm sự về cuộc đời và thú chơi đồng hồ cổ của mình. Trước đây, ông công tác tại Nhà máy Cơ khí dệt Nam Định. Sau 26 năm cống hiến, ông về nghỉ hưu tại Hưng Yên. Ông kể: “Chính nghề cơ khí đã dẫn tôi đến với đồng hồ cổ”. Mỗi khi bắt gặp đồng hồ cổ, ông đều tìm cách sở hữu chúng. Với ông, việc sưu tầm đồng hồ cổ như một nét văn hóa. “Nếu chỉ để xem giờ thì chỉ cần 20.000 – 30.000 đồng là có thể sở hữu một chiếc thật đẹp rồi. Nhưng tôi lại thích sưu tầm đồng hồ cổ bởi muốn tìm hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử của nó. Cái hay của vấn đề là ở chỗ mình nhận thấy ý nghĩa lớn lao của thời gian”, ông Thủy cho biết.



Suốt 20 năm qua, ông đã quen sống trong tiếng tích tắc, tiếng chuông đổ báo giờ… Những người đam mê thường xuyên đến đây chiêm ngưỡng, thưởng thức tiếng chuông đồng hồ ngân nga, đếm từng giọt thời gian trôi qua lặng lẽ. Họ coi đây như bảo tàng thu nhỏ, bởi sự đa dạng, phong phú mà ông đã tạo dựng. Ông bảo: “Nhiều người đi đường thường dừng lại thưởng thức tiếng chuông đổ. Họ thích nghe bởi nó gợi nhớ về quá khứ”.

Người thợ tài ba

Để có được bộ sưu tập đồ sộ này, ông Thủy đã phải đánh đổi rất nhiều tiền của, công sức. Mỗi khi nghe tin ở đâu có đồng hồ cổ, ông lại khăn gói lên đường. Có cái ông thích nhưng chủ nhân không bán, phải thuyết phục tới 5 lần họ mới nhượng lại. Có cái đã hỏng, không khôi phục được, ông vẫn kiên trì thuyết phục rồi mang về nhà chữa lại. Càng sưu tầm, ông càng có thêm nhiều bạn tâm giao, những người cùng chung sở thích chơi đồng hồ cổ.

Ông gắn bó với đồng hồ cổ đến nỗi biết rõ từng “căn bệnh” của chúng. Ông tâm sự: “Từng là thợ cơ khí nên tôi có kiến thức để bảo dưỡng, sửa chữa đồng hồ cổ”. Cùng với bộ đồ nghề của mình, ông đã đánh thức những chiếc đồng hồ “ngủ quên” hàng chục năm trời. Ông nói: “Ngày trước, gặp cái bị hỏng nặng, tôi phải mất vài ngày mà vẫn không tìm ra cách chữa. Giờ đây, chỉ cần nghe tiếng chuông là tôi có thể “bắt mạch”, chữa được bệnh”. Ông nhớ từng nốt nhạc chuông giống như người nghệ sĩ nhớ phím đàn. Mỗi khi có việc phải xa nhà, không được nghe tiếng tích tắc, trong lòng ông lại nhớ da diết. Không biết từ bao giờ, những chiếc đồng hồ đã trở thành “người bạn tâm giao” của ông.

Do biết sửa chữa nên ông nhanh chóng được bạn hàng ở khắp nơi biết tiếng. Họ tìm đến để trao đổi kinh nghiệm về cách chữa đồng hồ cổ. Câu chuyện giữa chúng tôi và ông bị cắt ngang khi anh Hà Đức Trọng - dân chơi đồng hồ cổ có tiếng đất Hà thành đến nhờ ông chữa đồng hồ. Anh Trọng cho biết: “Ông Thủy là người sửa đồng hồ giỏi có tiếng nên tôi luôn tìm đến học hỏi. Mỗi lần có chiếc nào quý, không may bị hỏng, tôi đều phải nhờ vào tài nghệ của ông”. Qua bàn tay điêu luyện của ông, nhịp thời gian “ngừng thở” đã bắt đầu chuyển động.

Để có tiền “nuôi” thú chơi của mình, ông Thủy kết hợp cả việc kinh doanh. Nhiều bạn hàng ban đầu chỉ đến chiêm ngưỡng rồi cũng mê luôn. Cảm động trước đam mê của khách, ông vừa bán vừa tặng bởi với ông: “Việc mua bán không định giá trước, không có mặc cả, họ có sở thích thì mua”.

Mỗi chiếc có giá trị khác nhau, chiếc to, đồ sộ giá chỉ vài chục triệu đồng nhưng cũng có chiếc nhỏ, lâu năm giá lên tới vài trăm triệu đồng. Những chiếc đồng hồ được ông cần mẫn chăm sóc, hàng ngày lau chùi bảo dưỡng, coi đó như “đứa con tinh thần” của mình. Có tháng ông thu lãi hàng chục triệu đồng, nhưng rồi lại bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua về chiếc đồng hồ mình thích. Niềm đam mê khiến kinh tế gia đình ông nhiều lúc lao đao. Nhưng mỗi lần ngắm nhìn bộ sưu tập của mình, ông lại tin tưởng vào nghề, tin tưởng vào sở thích mà mình theo đuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét