Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Đồng hồ cổ nhất Việt Nam vẫn chạy tốt

Người Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Nơi đây sản sinh ra những con người thông minh, tài trí, những nhà khoa học đầu tiên của đông dương.

Dựa trên cái tài liệu, hồ sơ lưu lại cũng như ý kiến của nhiều nhà khoa học thì chiếc đồng hồ cổ nhất của Việt Nam được xác định là Đồng hồ thái dương (hay còn gọi là Đồng hồ mặt trời), được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX.

Hiện nay chiếc đồng hồ cổ độc đáo nằm trong khuôn viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên Bạc Liêu (số 84, đường Hai Bà Trưng) ngay tại khu trung tâm thành phố Bạc Liêu.

[IMG]
Bạn Thúy Vi bên đồng hồ đá lúc 9h15p


Chiếc đồng hồ cổ độc đáo
Anh Đỗ Tấn Quốc, phóng viên báo Bạc Liêu - người rất am hiểu về chiếc đồng hồ cổ này cho biết, lúc bấy giờ cả khuôn viên rộng lớn của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bạc Liêu là dinh tỉnh trưởng. Thấy người dân đến liên hệ công việc mà không biết chính xác thời gian nên kỹ sư Lưu Văn Lang đã xây tặng ngài tỉnh trưởng người Pháp một chiếc đồng hồ thái dương, đặt phía trước phòng làm việc của tỉnh trưởng để bà con tiện theo dõi giờ giấc.

Đồng hồ xây bằng gạch tàu và xi măng cao khoảng 1m, rộng 0,8m, mặt quay về phía Bắc (có những bài báo cho rằng đồng hồ cổ quay về hướng Đông là không chính xác), gồm 3 phần. Phần giữa hình chữ nhật đứng, nhô ra phía trước; hai mặt hai bên xây hình vuông, mỗi mặt khắc 6 chữ số La Mã theo hình vòng cung, biểu thị số giờ phía bên trái từ 6-12 giờ trưa và bên phải từ 12-17 giờ chiều. Ánh nắng chiếu xuống phần hình chữ nhật chính giữa tạo ra hai vùng sáng tối. Dãy phân cách vệt sáng - tối này xem như kim đồng hồ chỉ thời gian trong ngày, "chạy" rất chính xác.

Chính vì độ chính xác cao của chiếc đồng hồ cổ nên trong tư liệu còn ghi rất rõ là: "Lúc bấy giờ không chỉ ông thông, ông phán, ông huyện ghé xem giờ trước khi vào trình giấy mà cả quan ba, quan năm cũng ghé xem và vặn lại dây cót đồng hồ Tây của các quan cho chuẩn". Kỳ diệu là nó không cần đến bất cứ một loại máy móc, kim loại nào, chất liệu đơn thuần bằng gạch, xi măng chỉ lấy ánh sáng mặt trời để xem giờ. Nhưng sau gần 100 năm, chiếc đồng hồ này vẫn chạy khá chính xác như những chiếc đồng hồ hiện đại, chỉ sai lệch khoảng cộng trừ 2 phút vào những ngày ảnh hưởng chu kỳ của vòng quay trái đất.
[IMG]
8h30p chính xác trên chiếc đồng hồ cổ - Ảnh: Đặng Quang Vinh

3000 năm về trước những người Ai Cập cổ đại và những người Hy Lạp đã chế tạo ra chiếc đồng hồ cổ đầu tiên trên thế giới- tên chúng là "Đồng hồ mặt trời" loại đồng hồ xem giờ bằng cách căn cứ vào ánh nắng mặt trời phản chiếu để biết thời gian. Rồi sau đó, đồng hồ nước, đồng hồ cát, đồng hồ nến, dây cót, quả lắc... Ngày nay các nhà khoa học đã tạo ra những loại đồng hồ điện, đồng hồ thạnh anh, đồng hồ nguyên tử với độ chính xác nên tới một phần nghìn triệu giây.

Người kỹ sư đầu tiên của Đông Dương
Theo tài liệu của Bảo tàng và thư viện tỉnh Bạc Liêu, Ông Lưu Văn Lang (1880 - 1969) quê ở làng Tân Phú Đông, hạt Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Thuở nhỏ ông theo học chữ nho, 10 tuổi học chữ quốc ngữ, sau đó là chữ Pháp. Sẵn trí thông minh và học giỏi, ông được cấp học bổng lên Sài Gòn học trường Chasseloup Laubat. Năm 17 tuổi, ông đậu tú tài với số điểm cao nên tiếp tục được cấp học bổng qua học trường đào tạo kỹ sư lớn nhất nước Pháp lúc bấy giờ là École Centrale de Paris .

Năm 1904, ông tốt nghiệp kỹ sư hạng giỏi (đứng thứ 3 trong số 250 thí sinh), là kỹ sư đầu tiên người Việt được đào tạo tại Pháp, người dân Nam bộ thường gọi là bác vật Lang (cách gọi các kỹ sư của người miền Nam xưa). Về nước, nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam lúc bấy giờ cử bác vật Lang qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham gia thiết lập đường xe lửa nối liền Trung Quốc với Đông Dương.

Từ năm 1909 - 1940 ông làm việc tại sở Công chánh Sài Gòn. Là nhà khoa học xuất sắc nên được người Pháp giao theo dõi xây dựng cầu, đường ở miền Tây Nam bộ. Các tỉnh trưởng nơi đây rất quý trọng ông, đặc biệt tỉnh trưởng Bạc Liêu có mối giao hữu thâm tình.
Mỗi lần ông về công tác đều được tỉnh trưởng mời tới chơi, ăn cơm thân mật. Để đáp lại lòng hiếu khách, ông đã xây tặng tỉnh trưởng Bạc Liêu chiếc đồng hồ Thái Dương trên.

Nguyên lý hoạt động của của đồng hồ mặt trời là công cụ theo dõi thời gian dựa vào thiên văn và toán học. Để làm đồng hồ mặt trời phải biết được qui luật và bản chất vận động của Trái Đất và Mặt Trời. Người tạo ra chiếc đồng hồ này phải xác định được vĩ độ, kinh độ của địa điểm sẽ đặt chiếc đồng hồ này (ở đây là tỉnh Bạc Liêu). Sau đó dùng các công thức lượng giác để tính ra các góc của kim so với mặt đất, góc mặt đồng hồ so với phương thẳng đứng và góc giữ các vạch giờ với mốc 12h trưa. Điều này đòi hỏi người "chế tạo" ra những chiếc đồng hồ Thái Dương này ngoài tinh thông thiên văn còn phải có một kiến thức toán học rất sâu sắc.

Có một giai thoại rất nổi tiếng về vị kỹ sư này. Một lần, khi ông xuống Bạc Liêu thì công trình cầu Long Thạnh do Pháp xây dựng sắp xong, bác vật Lang lấy cây gậy gõ vào thành cầu rồi khẳng định với viên kỹ sư người Pháp một tháng nữa cầu sẽ sập (có người kể rằng ông còn đoán cả giờ cầu sập). Quá bất ngờ, viên kỹ sư Pháp tỏ ý phẫn nộ, nhưng sau đó đã bái phục bác vật Lang bởi đúng một tháng sau, cầu đó sập thật. Từ đó, người dân địa phương gọi cầu Long Thạnh là cầu Sập.

Bác vật Lang không chỉ là nhà khoa học tài ba mà còn là nhà trí thức yêu nước, tham gia vào các phong trào ái quốc ở Sài Gòn và Hà Nội. 1945, ông từng từ chối chức bộ trưởng Công Chánh thể hiện sự phản đối với chính quyền tay sai. Năm 1948, ông được Chính phủ kháng chiến mời làm cố vấn Hội trưởng Hội Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn mới thành lập.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, ông tham gia sáng lập phong trào Hoà Bình đòi thi hành Hiệp định, tổng tuyển cử thống nhất đất nước, được cử làm chủ tịch danh dự. Chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ông cùng một số trí thức lãnh đạo phong trào, sau khi được thả thì bị quản thúc chặt chẽ đến năm 1958. Thời gian sau đó cho đến cuối đời, tuy không trực tiếp tham gia các hoạt động chính trị nữa, nhưng kỹ sư Lưu Văn Lang vẫn có những liên hệ bí mật với Ban Trí vận Trung ương Cục miền Nam và thường xuyên phổ biến các văn kiện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ngay giữa Sài Gòn.

Ông qua đời tại Sài Gòn ngày 3-6-1969, thọ 88 tuổi. Sinh thời, ông được đánh giá là một nhân tài của Việt Nam, nhà trí thức tiêu biểu cho nghĩa khí người Nam Bộ. Ngày 14-8-1975, Uỷ ban quân quản Sài Gòn đã đổi tên đường Tạ Thu Thâu bên hông chợ Bến Thành thành Lưu Văn Lang (nay thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh).

Ngày nay, tại thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp cũng có một ngôi trường, một con đường mang tên ông. Bác vật Lang được giáo sư Văn Tạo - nguyên Viện trưởng viện Sử học Việt Nam - trong lần về Bạc Liêu vào năm 2004 phát biểu: Ông Lưu Văn Lang thật sự là một nhân tài, một nhà khoa học uyên bác ở Nam Bộ.

Kỳ bí giai thoại về kĩ sư Lưu Văn Lang
Tại núi Cấm (tỉnh An Giang) ngày nay vẫn còn có một hang núi mang tên Bác Vật Lang. Người ta giải thích việc lý do hang lại có tên này như sau: Đầu thế kỉ XX, khi người Pháp thám sát chiếc hang trên, họ nhận thấy trong hang rất tối, lạnh lẽo, thiếu dưỡng khí nên mọi thứ đèn đuốc đều khó cháy sáng. Bó tay, họ đã mời kĩ sư Lang đến khảo sát, thòng dây thả ông xuống thám sát lòng hang. Sau gần một ngày xem xét ở dưới hang, ông trở lên mặt đất nhưng không nói một lời nào về chiếc hang, mặc mọi người gặng hỏi. Từ đó, người địa phương gọi tên hang theo tên ông. Hang núi ngày nay đã bị lấp miệng, người đời không ai biết bên dưới hang có gì nên mới có câu: "Đàn kêu tích tịch, tình tang/ Đố ai biết được trong hang là gì? Đàn kêu tích tịch , tì tì/ Đố ai biết được cái gì trong hang?"
Gia Hoàng

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Kiến thức cơ bản về đồng hồ ODO 62

Có thể nói: tại thị trường và giới chơi đồng hồ cổ trên thế giới thì ở Việt Nam chúng ta có nhiều đồng hồ odo nhất, và người Việt chúng ta cũng chuộng odo nhất. Điều này có thể do 2 lý do: lịch sử và cũng có thể do chất âm chăng?


Cũng chẳng thể biết được, nhưng chúng ta hãy tìm hiểu đặc tính cũng như khả năng nhận dạng của đồng hồ odo 62 cho những người mới chơi đỡ phần bỡ ngỡ. Mời các bạn xem tại đây nhé:

KIẾN THỨC VỀ ĐỒNG HỒ ODO 62



Chợ đồ cũ giữa trung tâm Sài Gòn

Nếu như ở miền Bắc có chợ đồ cũ họp thường xuyên vào sáng thứ 7 tại ngõ 456 Hoàng Hoa Thám, thì ở Sài Gòn hoa lệ, các bạn có thể  tìm đến cà phê Cao Minh, nằm trong con hẻm cạnh cầu Bằng Ky (đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Tuy không to như ngoài bắc, nhưng ở đây các bạn có thể tìm thấy đủ thứ. từ những cổ vật hàng trăm năm tuổi, đến những đồ vật kỷ niệm thời bao cấp, thời gian khó của dân tộc Việt Nam.

Họ đến để chiêm ngưỡng những gian hàng “ve chai” được bày bán, trưng bày tại đây. Những đồ cũ lâu ngày không muốn dùng nữa mọi người có thể đem tới chợ ký gửi, vừa uống cà phê, vừa nghe nhạc du dương, kết hợp với đi dạo mua sắm… một thú vui khá riêng của người Sài Gòn.
Nói “ve chai” không có gì sai, vì tại đây trưng bày đủ thứ hàng, từ thượng vàng đến hạ cám: đồng hồ cuckoo, mắt kính cổ, giỏ xách, zippo, rồi đến cả xe hơi, mô-tô; thậm chí là… cây đèn dầu cũ, cái máy may xưa, những chiếc đồng hồ cổ, đồng hồ côn. Thế nhưng, mỗi món đồ tại đây đều mang giá trị lịch sử và có một “lý lịch” riêng.
Sáng chủ nhật hàng tuần, nhiều người đam mê đồ cũ lại tập trung tại chợ ve chai để trao đổi, chiêm ngưỡng, tìm mua những món đồ ve chai
Sáng chủ nhật hàng tuần, nhiều người đam mê đồ cũ lại tập trung tại chợ ve chai để trao đổi, chiêm ngưỡng, tìm mua những món đồ ve chai.

Những món “ve chai” tại đây có khi chỉ với giá vài trăm ngàn, cũng có khi giá trị lên đến vài chục ngàn đô la Mỹ. Cũng có chiếc đồng hồ đeo tay Citizen cũ kỹ được bán với giá 100.000 đồng/chiếc nhưng chiếc đồng hồ Uply vào thập niên 1950 - 1960 giá 11.500.000 đồng hoặc chiếc đồng hồ Omega mạ vàng có giá 300 - 400 USD/chiếc. Dân sành đồ cũ có thể chọn mua hoặc chiêm ngưỡng, trầm trồ với chiếc mô tô cổ sản xuất trước năm 1900 có giá 6.000 USD,… Cũng có những thứ là vô giá vì chủ nhân của nó chỉ mang đến “khoe” chứ không bán dù được trả giá rất cao.
Mỗi sáng chủ nhật, anh Nguyễn Thế Vũ nhà ở quận 12 (TP.HCM) chạy xe máy đến đây để xem và mua hàng. Có khi cả tháng trời anh vẫn không mua được món hàng nào nhưng anh vẫn rất vui vẻ vì ở đây anh được gặp, trao đổi với nhiều người cùng sở thích. Qua những phiên chợ tại đây, anh Vũ cũng mua được khá nhiều món đồ ưu thích.
Anh nói: “Để tìm mua được những món đồ ưng ý là cực kỳ khó. Có những món đồ tôi phải lặn lội ra tận miền Trung để mua cho bằng được. Có khi tìm được rồi nhưng người chủ lại không muốn bán, tôi phải năn nỉ người chủ cả tháng trời để mua cho bằng được. Nhiều phen tiếc vì mình bỏ lỡ một đồ quý, phải mất mấy ngày ăn không ngon ngủ không yên”.
Cận cảnh chợ đồ cũ toàn hàng 'độc' ở Sài Gòn - ảnh 2
Đa dạng các sản phẩm “ve chai”, cũ có, mới có và đối với người không cần đó là “ve chai” nhưng đối với người đang cần đó là “báu vật”.
Đa dạng các sản phẩm “ve chai”, cũ có, mới có và đối với người không cần đó là “ve chai” nhưng đối với người đang cần đó là “báu vật”..
Chiếc điện thoại bàn cũ kỹ cách đây khoảng 40 năm được chủ nhân bày bán với giá 10 triệu đồng. Tuy cũ nhưng chiếc điện thoại này vẫn còn hoạt động rất tốt
Chiếc điện thoại bàn cũ kỹ cách đây khoảng 40 năm được chủ nhân bày bán với giá 10 triệu đồng. Tuy cũ nhưng chiếc điện thoại này vẫn còn hoạt động rất tốt.
Tẩu hút thuốc được sản xuất cách đây hơn 20 năm cũng được bán với giá gần nửa triệu đồng. Để sưu tập được những tẩu thuốc này, chủ nhân của nó phải lặn lội về tận vùng quê ở các tỉnh miền Trung để mua
Tẩu hút thuốc được sản xuất cách đây hơn 20 năm cũng được bán với giá gần nửa triệu đồng. Để sưu tập được những tẩu thuốc này, chủ nhân của nó phải lặn lội về tận vùng quê ở các tỉnh miền Trung để mua.

 Những cây bút máy được bơm bằng mực có tuổi đời hơn 30 năm nhưng vẫn còn mới tinh và bóng loáng. Mỗi cây được bán với giá cả triệu đồng
Những cây bút máy được bơm bằng mực có tuổi đời hơn 30 năm nhưng vẫn còn mới tinh và bóng loáng. Mỗi cây được bán với giá cả triệu đồng.
Bộ dao nĩa dát bạc có giá 4.000 USD được nhiều người chơi đồ cũ mơ ước để sở hữu
Bộ dao nĩa dát bạc có giá 4.000 USD được nhiều người chơi đồ cũ mơ ước để sở hữu.
Đủ loại đồ cũ. “Đây là những món đồ nhiều khi tìm mỏi con mắt ở bên ngoài không có”, anh Nguyễn Thế Vũ nhà ở quận 12 (TP.HCM) cho biết
Đủ loại đồ cũ. “Đây là những món đồ nhiều khi tìm mỏi con mắt ở bên ngoài không có”, anh Nguyễn Thế Vũ nhà ở quận 12 (TP.HCM) cho biết.
Hộp đựng tiêu xay cũng được bày bán
Hộp đựng tiêu xay cũng được bày bán.
Chiếc máy chiếu phim có tuổi đời hơn 50 năm được bày bán tại chợ ve chai, nhiều người trầm trồ khen ngợi món hàng này “độc”.
Chiếc máy chiếu phim có tuổi đời hơn 50 năm được bày bán tại chợ ve chai, nhiều người trầm trồ khen ngợi món hàng này “độc”..
Cận cảnh chợ đồ cũ toàn hàng 'độc' ở Sài Gòn - ảnh 11
Thùng quẹt zippo có giá từ vài triệu đến cả chục triệu
Thùng quẹt zippo có giá từ vài triệu đến cả chục triệu.
 Cô gái cũng thích thú với cái vòng cũ
Cô gái cũng thích thú với cái vòng cũ.
“Thói quen đến đây giống như một thứ nghiện. Có khi cũng không tha về nhà được món nào nhưng có thể mang về nhiều kiến thức khác nhau về các món hàng “cổ lỗ sĩ”, chung quy cũng là phục vụ cái thú chơi ve chai”, một khách đến chợ ve chai chia sẻ
“Thói quen đến đây giống như một thứ nghiện. Có khi cũng không tha về nhà được món nào nhưng có thể mang về nhiều kiến thức khác nhau về các món hàng “cổ lỗ sĩ”, chung quy cũng là phục vụ cái thú chơi ve chai”, một khách đến chợ ve chai chia sẻ.
Chiếc đồng hồ nữ có giá khoảng 3 triệu đồng được nhiều khách hàng nam lựa chọn để mua tặng bạn gái.
Chiếc đồng hồ nữ có giá khoảng 3 triệu đồng được nhiều khách hàng nam lựa chọn để mua tặng bạn gái..
 Kính cũ cũng được bày bán
Kính cũ cũng được bày bán.
Nam thanh niên thích thú với đôi kính vừa mua được. Theo anh, để tìm được đôi kính này anh đã lặn lội nhiều nơi nhưng không tìm ra
Nam thanh niên thích thú với đôi kính vừa mua được. Theo anh, để tìm được đôi kính này anh đã lặn lội nhiều nơi nhưng không tìm ra.
“Sưu tầm đồ cổ là một sở thích từ lâu đã ăn sâu vào máu của tôi. Nhà có cái đồng hồ cũ, nó không có tác dụng báo thức và thậm chí giờ nó cũng không hoạt động được nhưng tôi rất thích nó. Mỗi lần đi làm về mệt mỏi chỉ cần lấy nó ra lau chùi, lên cót cho nó và nhìn ngắm là tôi thấy vui mắt và quên đi những mệt mỏi xung quanh”, anh Nguyễn Như Sỹ một người mê đồ cũ cho biết
“Sưu tầm đồ cổ là một sở thích từ lâu đã ăn sâu vào máu của tôi. Nhà có cái đồng hồ cũ, nó không có tác dụng báo thức và thậm chí giờ nó cũng không hoạt động được nhưng tôi rất thích nó. Mỗi lần đi làm về mệt mỏi chỉ cần lấy nó ra lau chùi, lên cót cho nó và nhìn ngắm là tôi thấy vui mắt và quên đi những mệt mỏi xung quanh”, anh Nguyễn Như Sỹ một người mê đồ cũ cho biết.
 Chiếc vòng xưa rất quý phái
Chiếc vòng xưa rất quý phái.
 Đồng hồ nữ rất đẹp
Đồng hồ nữ rất đẹp.
Chiếc xe Peugeot được bán với giá cả chục triệu đồng
Chiếc xe Peugeot được bán với giá cả chục triệu đồng.
Cận cảnh chợ đồ cũ toàn hàng 'độc' ở Sài Gòn - ảnh 22
Xe mô tô cổ 195x hiệu Peugeot do Pháp sản xuất
Xe mô tô cổ 195x hiệu Peugeot do Pháp sản xuất.
Chiếc đèn măng xông dùng bằng dầu có tuổi đời gần 40 năm
Chiếc đèn măng xông dùng bằng dầu có tuổi đời gần 40 năm.
Bộ muỗng nĩa dát vàng có giá vài ngàn đô la Mỹ
Bộ muỗng nĩa dát vàng có giá vài ngàn đô la Mỹ.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Về chúng tôi...
www.bandonghoco.com chuyên cung cấp các loại đồng hồ cổđồng hồ côn phụ kiện đồng hồ với mức giá hợp lý.
Các mặt hàng của chúng tôi bao gồm nhiều loại khác nhau, mức giá bình dân như: đồng hồ liên xôđồng hồ trung quốc xưa, đồng hồ tiệp, để bàn vai bò...đến các loại cao cấp từ các hãng nổi tiếng như: đồng hồ ODOđồng hồ vedette,  đồng hồ junghansđồng hồ Thụy Sỹ...
Tất cả các sản phẩm đã được chúng tôi kiểm định chất lượng, đều hoạt động tốt trước khi đến tay khách hàng.

Theo Dương Thanh

Khám Phá

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Chơi đồng hồ cuckoo, những điều nên biết

Lịch sử đồng hồ cuckoo, tôi đã chia sẻ nhiều bài viết trên các diễn đàn và mạng xã hội. Trong bài này tôi mạo muội viết về 1 khía cạnh khác, về cách thức chơi loại đồng hồ tương đối khó tính này.


chiếc đồng hồ cuckoo cổ 1910

Như các bài trước tôi đã giới thiệu, đồng hồ cuckoo xuất xứ từ vùng rừng đen(black forest) của Đức. Chính vì thế, nó phản ánh đầy đủ phong tục tập quán nơi đây. Khi nông nhàn, cư dân vùng này bắt đầu quay sang nghề thủ công, đục đẽo các khối gỗ, sáng tạo để tạo ra các mẫu đồng hồ cuckoo độc đáo. Chính sự sáng tạo đó, đã làm cho cuckoo đặc sắc, có thể nói 100 con thì không con nào giống con nào!




Về cơ bản, đồng hồ cuckoo chia làm 2 loại: before và after.
Before nghĩa là "trước", vì thế mà những con vật được trạm khắc trên bề mặt đồng hồ như thỏ, cáo, gà lôi, gấu, chim thú...vẫn còn sống, đầu quay lên trên.
After nghĩa là "sau", và vì thế những con vật khắc thường quay đầu xuống(ở trạng thái đã chết). Với dòng này, đa phần đi với họa tiết đầu hươu, súng săn.
Về giá trị sưu tầm, dòng before được người chơi ưu ái hơn, săn lùng nhiều hơn. Tất nhiên giá cũng cao hơn!

Đồng hồ cuckoo chia là 2 loại: 2 tạ và 3 tạ. Nếu hai tạ thì chỉ có tiếng chim hót và phèng gõ giữa giờ, theo giờ. Với loại 3 tạ thì hoàn hảo hơn cả, có nhạc kèm theo. Có thể nói đây là loại trọn vẹn nhất, thể hiện cuộc sống dư giả, sung túc của người dân vùng black forest. Sau 1 ngày làm việc, săn bắt hái lượm, tối đến dưới ánh lửa bập bùng, họ tập chung ca nhát, nhảy đầm...thật thú vị phải không các bạn.
Sau này, với sự sáng tạo không ngừng nghỉ, người ta còn tạo ra nhiều cơ cấu, cử động khác như: uống bia, ông lão bổ củi, cậu bé leo cầu thang...Nhưng nói chung, với người chơi sâu thường chọn các loại cổ điển. Càng ít cử động, họa tiết càng bền, dễ bảo trì bảo hành.




Cuckoo cũng được chia ra máy ngày và máy tuần: với máy ngày thì mỗi ngày bạn phải kéo tạ 1 lần, với máy tuần thì rảnh dang hơn, 1 tuần mới kéo 1 lần. Tuy nhiên, chơi đồng hồ là để trải nghiệm, bạn có thể chọn máy ngày để được "giao lưu" với chiếc đồng hồ thân yêu được nhiều hơn.
Máy ngày bền hơn máy tuần, vì quả tạ máy ngày tầm 275-300 gam, trong khi đó máy tuần những 1260-1500 gam. Khi kéo tạ máy ngày, các bạn kéo doẹt cái là xong, nhưng với máy tuần các bạn phải lưu ý: vừa kéo vừa nâng tạ. Nếu không làm vậy, do tạ quá nặng nên 1 thời gian sau bai ổ trục là vứt xó. Rất mong các bạn chơi hãy lưu ý điều này.



Nguyễn Kim Sổ, chuyên gia tư vấn đồng hồ cổ - ĐT: 093 464 1088