Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Chia sẻ địa chỉ sửa radio,cassette uy tín ở Hà Nội

1. Phong Radio
(có 53 năm trong nghề, chuyên sửa chữa Radio, Ampli bóng đèn điện tử)
Điện thoại : 0912127401
Địa chỉ: số 38 Ngõ 225 nguyễn Đức Cảnh - Hà Nội ( đối diện cổng nhà văn hóa cụm dân cư số 11)

2. Vũ Văn Hà (11  Điểm uy tín từ 10 đến 19)
Điện thoại: 0912325691
Địa chỉ: 18 Tô Tịch - Phường Hàng Gai - Quận Hoàn Kiếm

3. Anh Đô-radio
Địa chỉ: Hoàng Hoa Thám - Hà Nội
SDT: 0915 090 985


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Về chúng tôi...
www.bandonghoco.com chuyên cung cấp các loại đồng hồ cổ, phụ kiện đồng hồ với mức giá hợp lý.
Các mặt hàng của chúng tôi bao gồm nhiều loại khác nhau, mức giá bình dân như: đồng hồ liên xôđồng hồ trung quốc xưađồng hồ tiệpđể bàn vai bò...đến các loại cao cấp từ các hãng nổi tiếng như: đồng hồ ODOđồng hồ vedette,  đồng hồ junghansđồng hồ Thụy Sỹ...

Tất cả các sản phẩm đã được chúng tôi kiểm định chất lượng, đều hoạt động tốt trước khi đến tay khách hàng.

Ký ức về chiếc tivi đen trắng

Mời các bạn tham khảo thêm sản phẩm tại website của chúng tôi: www.bandonghoco.com

------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------

Tôi vẫn nhớ như in cái ngày bố tôi mang chiếc Tivi đen trắng đầu tiên về nhà. Đó là chiếc Tivi đen trắng hiệu Sanyo.
Cách đây vài chục năm, sở hữu một chiếc Tivi đen trắng chẳng khác nào sở hữu một chiếc ôtô ngày nay.

Năm 1977, mặc dù còn bé tý tẹo nhưng tôi vẫn nhớ như in cái ngày bố tôi mang chiếc TV đầu tiên về nhà, đó là chiếc Tivi đen trắng hiệu Sanyo. Chao ôi, khi đó không chỉ riêng gia đình nhà tôi đâu, nhà nhà vui mừng nô nức như ngày hội vì đây cũng là chiếc TV đầu tiên của cả xóm. Mọi nhà đều cố gắng ăn cơm sớm để tới nhà tôi xem vô tuyến. Các chú, các anh trong xóm xúm lại giúp bố tôi nâng cái cột ăng ten bằng tre cao vượt mái nhà. Sau đó là xoay xoay, chỉnh chỉnh, sau một hồi mồ hôi mồ kê nhễ nhại thì hình ảnh đầu tiên đã hiện ra. Chà, người đầu tiên tôi nhìn thấy trên TV là cô phát thanh viên Kim Tiến, khi đó cô còn trẻ lắm. Bọn trẻ con chúng tôi đứa nào cũng ngây ngất như bị thôi miên khi xem chương trình “Những bông hoa nhỏ”. Những năm sau đó, nhà tôi chẳng khác nào rạp chiếu phim, cứ buổi tối đến là mọi người kéo đến chật nhà. Rồi những kỳ World Cup cả xóm thức thâu đêm với cái màn hình bé tẹo, vậy mà niềm vui lúc nào cũng hiện lên trên khuôn mặt của tất cả mọi người.

Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế cả nước đi lên, nhiều gia đình đã có thể sắm cho riêng mình chiếc TV. Dần dần, chiếc Tivi đen trắng đã trở nên phổ biến. Vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, TV phổ biến nhất là loại 14 inch của các hãng như Sony, National, JVC, nhà nào mua được chiếc TV 21 inch là hãnh diện lắm. Thời điểm đó còn có một làn sóng TV Nhật Bản nội địa, những chiếc TV cũ được cánh thủy thủ viễn dương mang về nước theo tàu hàng, thôi thì đủ loại, có chiếc chất lượng rất tốt nhưng cũng có những chiếc TV mà khi xem màu đã bắt đầu nhạt nhòa, thậm chí người một nơi, màu một nẻo. Vậy nên mới có những câu thơ vui về chiếc TV như sau:

TV cũ, vợ đời đầu 
Đập trên ấn dưới mà màu chẳng lên
Trong khi đó ở nhà bên
Vừa chạm một cái, màu lên ầm ầm
Ước gì trời nổ cơn dông
Sang nhà hàng xóm, ấn nhầm TV!

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và với mức thu nhập ngày một tăng lên, người dân Việt Nam luôn được cập nhật những thành tựu mới nhất về sản phẩm này. Những chiếc TV được trang bị màn hình LCD, màn hình LED, thậm chí là những chiếc smart TV đang trở nên ngày càng phổ biến không những ở những thành phố lớn mà còn len lỏi về những vùng quê xa xôi nhất.

Ngày nay không ít gia đình có điều kiện kinh tế đã trang bị cho mỗi phòng trong ngôi nhà của mình một chiếc TV màn hình lớn, hiện đại. Các chương trình trên truyền hình ngày nay cũng vô cùng phong phú về thể loại, hấp dẫn về nội dung. Ngoài các chương trình truyền hình trong nước, người xem còn được cập nhật một cách nhanh nhất diễn biến của thời sự thế giới qua các kênh truyền hình nước ngoài. Với một chiếc TV hiện đại đặt trong phòng ngủ, bạn còn có thể tha hồ thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao khắp nơi trên thế giới.

Hôm nay, ngồi trong ngôi nhà ấm cúng cùng với gia đình thưởng thức các chương trình truyền hình hấp dẫn trên chiếc TV màn hình lớn, hiện đại, bất chợt tôi lại nhớ tới ngày xưa, cái thời mà cả xóm xem chung một chiếc Tivi đen trắng bé tẹo, cái thời mà chương trình truyền hình chỉ phát mỗi buổi tối từ 19 đến 22h. Nhớ cái giọng quen thuộc của phát thanh viên Kim Tiến cuối buổi phát hình: “Các bạn thân mến, chương trình truyền hình của Đài truyền hình Trung ương hôm nay đến đây là hết, hẹn gặp lại các bạn trong buổi truyền hình ngày mai, thân ái chào các bạn!”

Duy Tuấn

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Những đồ vật thời Liên Xô cũ

Có tuổi đời 20-30 năm, không ít đồ vật của Liên Xô cũ vẫn được nhiều gia đình Việt Nam sử dụng.
Những thương hiệu đồng hồ như Mayak, Yantar, Molnia, Vesna, Minytu, Vitiat,… chỉ những người Việt đã sang Liên Xô mới biết.
Những thương hiệu đồng hồ liên xô như Mayak, Yantar, Molnia, Vesna, Minytu, Vitiat… rất quen thuộc với những người Việt đã sang Liên Xô.
Đồng hồ tên gọi Raketa (РАКЕТА) được sản suất từ năm 1961 sau sự kiện Gagarin bay vào vũ trụ. Hai chiếc Raketa thuộc dòng đặc sắc của CCCP. Trên chiếc đồng hồ có lịch vạn niên chỉ đến 2012.
đồng hồ liên xô Raketa (РАКЕТА) được sản suất từ năm 1961 sau sự kiện Gagarin bay vào vũ trụ. Hai chiếc Raketa thuộc dòng đặc sắc của đồng hồ liên xô. Trên chiếc đồng hồ có lịch vạn niên đến 2012.
3. Váy cô dâu made in CCCP (Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết), Có cả găng tay và dế đội đầu.Tất cả may bằng chất liệu màn tuyn.
Váy cô dâu made in CCCP (Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết), Có cả găng tay và dế đội đầu.
4. Máy hát chạy đĩa than của người Nga là món đồ từng được nhiều người mê mẩn.
Máy hát chạy đĩa than của người Nga là món đồ từng được nhiều người mê mẩn.
5. Máy sấy tóc có túi đựng.
Máy sấy tóc có túi đựng.
6. Vào thập kỉ 80 những đồ vật tiện dụng trong gia đình thường được người Việt mang từ Liên Xô về. Chiếc nồi áp suất có tuổi đời hơn 20 năm nhưng vẫn còn dùng khá tốt.
Vào thập kỉ 80, những đồ vật tiện dụng trong gia đình thường được người Việt mang từ Liên Xô về. Chiếc nồi áp suất có tuổi đời hơn 20 năm nhưng vẫn còn dùng khá tốt. Ông Lê Hữu Dung (ở Đan Phượng, Hà Nội) đang sử dụng chiếc nồi Liên Xô này cho biết, chất lượng "ăn đứt" những loại nồi áp suất bây giờ. 
Nhậ7. Đồ của Liên Xô từng được coi là “đồ đồng, cối đá”, đơn giản, nặng nhưng rất bền.
Đồ của Liên Xô từng được coi là “đồ đồng, cối đá”, đơn giản, nặng nhưng rất bền.
8. Chiếc nồi gang mất nắp nhưng vẫn được tận dụng để nấu cháo, kho cá trong một số gia đình người Việt.
Chiếc nồi gang mất nắp nhưng vẫn được tận dụng để nấu cháo, kho cá trong một số gia đình người Việt.
9. Cách đây 30 năm mà Liên Xô đã có bộ mài củ và máy đánh trứng khá tiện dụng như thế này.
Cách đây 30 năm mà Liên Xô đã có bộ mài củ và máy đánh trứng khá tiện dụng.
10. Trong khi người Việt Nam phổ biến dùng rổ, rá bằng tre thì người  Liên Xô đã biết đến rổ inxox.
Trong khi người Việt Nam phổ biến dùng rổ, rá bằng tre thì người Liên Xô đã biết đến rổ inox.
11. Chiếc bếp gắn nồi được cho là không hữu dụng vì chỉ có 1 đáy, đun dễ bị cháy. Tuy nhiên, đồ bền đẹp theo thời gian của nó thì không ai có thể phủ nhận được.
Chiếc bếp gắn nồi được cho là không hữu dụng vì chỉ có 1 đáy, đun dễ bị cháy. Tuy nhiên, độ bền đẹp theo thời gian của nó thì không ai có thể phủ nhận được.
12. Giỏ đựng bút của Liên Xô cũ vẫn được một số gia đình Việt lưu giữ.
Giỏ đựng bút của Liên Xô cũ vẫn được một số gia đình Việt lưu giữ.
13. Chiếc đèn Liên Xô thời thượng một thời ở Việt Nam đã bị vỡ lồng chụp.
Chiếc đèn Liên Xô thời thượng một thời ở Việt Nam đã bị vỡ lồng chụp.
14. Vali bằng da được mang từ Liên Xô về đang được tận dụng làm đồ dựng dây điện.
Vali bằng da được mang từ Liên Xô về đang được tận dụng làm đồ dựng dây điện.
15. Chiếc đồng hồ Mayakcó cả đo nhiệt độ và độ ẩm.
 Chiếc đồng hồ Mayak có cả đo nhiệt độ và độ ẩm.
16. Những năm cuối thập niên 80 Odessa bán rất nhiều những cái thuyền thế này.
Những năm cuối thập niên 80, Odessa bán rất nhiều những chiếc thuyền thế này.
17. Hay không thể quên món đồ nghề của những người Lính Nga.
Còn đây là những món đồ nghề của những người Lính Nga.
cái hộp diêm dính vào với nhau thành một cái hộp nhiều ngăn kéo để đựng ốc. Cả những con ốc bên trong cũng của Liên Xô.
Các hộp diêm dính vào với nhau thành một cái hộp nhiều ngăn kéo để đựng ốc. Cả những con ốc bên trong cũng của Liên Xô.
19. Tấm kim loại có đây điện dính vào, được cho là bếp điện để đun hoặc sưởi ấm.
Tấm kim loại có đây điện dính vào, được cho là bếp điện để đun hoặc sưởi ấm.
20. Bộ cốc vẫn đương thời dù đã hơn 30 năm. Phóng to
 Chia sẻ
Bộ cốc vẫn được nhiều gia đình Việt Nam dùng trong sinh hoạt hàng ngày, dù đã hơn 30 năm tuổi.

Đặc tính cơ bản của dòng đồng hồ ODO

Mời các bạn tham khảo thêm sản phẩm tại website của chúng tôi: www.bandonghoco.com

------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------

Phải thừa nhận rằng, chất âm ODO trong sáng, thanh tao làm mê hoặc trái tim những anh em chơi đồng hồ cổ.
Nhưng nó cũng là dòng gây nhiều sóng gió nhất và việc đánh giá nó khoai nhất so với các dòng khác.
Đòi hỏi anh em phải có kiến thức đủ sâu và những trải nghiệm đau thương mới nhìn nhận thấu đáo được vấn đề.


Dưới đây là các đặc tính anh em cần tìm hiểu, em sẽ bổ sung thêm dựa vào ý kiến phản hồi của các cụ:

1) gongs đóng, gongs vít, củ trắng, củ đen, củ nâu, củ đâu đâu 
2) gongs có số 121, 111,101(bổ sung), gongs không số
3) gongs xuôi, gongs ngược, sọc lệch, sọc thẳng
4) gongs 2 hàng, gongs 1 hàng
5) gongs 10 thanh, 8 thanh, 6 thanh, 4 thanh,5 thanh(bổ sung),1 thanh(bổ sung)...12 thanh(bổ sung)
6) gongs tây, gongs ta
7) gongs đồng, gongs thép, nửa đồng nửa thép, 1 đồng-còn lại thép
8) 1 bản nhạc, 2 bản nhạc, 3 bản nhạc(bổ sung)
9) máy 24,30,36 ---- 54,57,62,63,68,72, 2k...
10) máy có triện, máy không triện, máy 1 dòng chữ, 2 dòng chữ, triện lục lăng, triện trái trứng
11) bên điểm nhạc dùng nhíp, dùng lò xo, đánh có hồi, không hồi
12) điểm nhạc bằng quả gai, quả lô
13) mặt tròn, bát giác đứng-nằm, quai chảo
14) lắc tròn, bát giác, màu trắng , màu vàng
15) vách bệt, vách chân kiềng
16) máy 3 vách, máy 1 vách
17) máy 3 vách sát, máy 3 vách hở
18) máy sơn, máy trơn
19) máy có vú, máy màn hình phẳng 
20) máy râu rậm, máy râu thưa, máy râu to, máy râu con, máy công công(không râu)
21) máy đồng, máy nhôm, đồng già, đồng non
22) hàng nội địa, hàng nhập, hàng nửa thuộc địa
23) thùng tây, thùng ta, gỗ sồi, gỗ dổi, gỗ ổi...tuyệt nhiên không thấy đinh-lim-sến-táu 
24) kính tráng thủy, kính rào xương đồng, xương chì, xương thép, xương tre việt nam 
25) thùng tây, thùng ta, thùng ta như tây, thùng họa tiết nho nhe, trạm trổ te tua, ít chạm trổ
26) mùi tây, mùi ta
27) lắc ngắn, lắc trung, lắc dài
28) số vẽ, số in, số chân cài
29) kim số 8, kim lá lúa, mắt ngỗng, kim tháp....
30) 1 lỗ, 2 lỗ, 3 lỗ

còn việc tìm và hiểu như thế nào lại còn tùy thuộc vào tính kiên trì cũng như năng khiếu của mỗi người...

chúc các bác cuối tuần vui nhé...

Mốt chơi quạt cổ của người Hà Nội

Mời các bạn tham khảo thêm sản phẩm tại website của chúng tôi: www.bandonghoco.com

------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------

Về tay những người sành đồ cổ, quạt xưa được phục chế "gin" nguyên trạng giống y cataloge nguyên thủy, Duy chỉ  quấn mới dây đồng trong moteur, đổi lại điện thế 220V để sử dụng phù hợp với điện đóm thời đại. Tân trang xong, quạt xưa được bày bán trong các tiệm buôn đồ cổ trong khu trung tâm Tp.HCM sang trọng.

Mỗi chiếc quạt như một dấu ấn lịch sử tiến bộ kỹ thuật, phát triển tiện nghi nâng cao cuộc sống con người. Phần lớn quạt xưa mang nhãn hiệu Marelli xuất xứ từ thành phố Milano-Italia nhập sang Việt Nam vào thời Pháp thuộc. Một số ít nhãn hiệu Emi của Hà Lan. Kiểu dáng quạt xưa tuy cổ lỗ nhưng kết cấu lại chắc chắn hơn quạt hiện đại. Quạt xưa kiểu để bàn có thân liền đế đúc bằng  gang dày, sơn đen, bầu quạt bằng sắt lá, 4 cánh quạt bằng đồng thau, lồng quạt đan thưa những cọng đồng tròn mập. Các bộ chuyển hướng, tốc đô... đều bằng sắt bền chắc. Quạt xưa kiểu treo tường cũng toàn bằng kim loại. Quạt xưa kiểu đứng có vẻ vững trãi trên nền tảng kết câu chất liệu kim loại. Còn quạt trần thì sải cánh khác nhau bằng đồng hoặc gỗ liền với bầu quạt đồng dáng vẻ gô-tích.Hiếm hoi vài kiểu quạt trần xưa kiểu đèn chùm tọa đăng lung linh, sang trọng.

Tuy già nua nhưng quạt xưa được tân trang, phục chế lấy lại phong độ làm việc bền bỉ không thua các thế hệ "hậu sinh" mà lại có phần "điệu nghệ".Quạt được chế tạo toàn bằng kim loại nên sức chịu đựng va chạm "lì lợm" hơn "con cháu" bằng nhựa. Quạt chạy êm ru nhờ trục stator quay theo vòng bi. Cánh quạt quay vòng theo mấy tốc độ, gió thổi dìu dịu, tỏa mát diện rộng. Bộ chuyển hướng gió hoạt động ăn khớp. Moteur giải nhiệt nhanh nhờ bầu quạt rộng thoáng. Vì vậy, quạt xưa vừa là đồ cở trưng bày vừa hữu dụng thiết thực, bền bỉ.
NGƯỜI MUA , KẺ BÁN SÀNH ĐIỆU

Ở Tp.HCM, quạt xưa đổ dồn về các tiệm buôn đồ cổ trên các đường Lê Công Kiều (gần chợ Bến Thành ) cũng xuất hiện lác đác quạt xưa. Nhưng bày bán quạt xưa nhiều nhất là tiệm ddooof cổ Lạc Long trên đường Lê Thánh Tôn. Ở đây, trưng bày vô số quạt đủ kiểu có niên đại từ trước thế chiến thứ I tới trước và sau chiến tranh thế giới lần II. Các nhà buôn đồ cổ phân loại tuổi đời từng chiếc quạt để ra giá bán tương xứng. Quạt đứng, quạt trần ra đời từ năm 1910 trị giá 300 - 400 USD/chiếc tùy kiểu loại. Quạt để bàn trẻ hơn, sản xuất từ năm 1922 giá bán 100 - 200 USD. Đồ xưa còn sót lại hiếm, ít nên giá cả chỉ thích hợp với những khách hàng "chịu chơi" hơn giới tiêu dùng bình thường. Khách mua quạt xưa thường là người nước ngoài, Việt kiều, người trong nước có chung sở thích hiếu cổ. Một nhà buôn đồ cổ cho biết có những khách nước ngoài mua một lúc hàng trăm chiếc quạt xưa mang về quê hương, bán lại, liếm lời to.

Quạt xưa tưởng vất đi bỗng có giá cao gấp nhiều lần quạt mới nhờ nhu cầu thưởng thức "cổ ngoạn" phát sinh trên thị trường. Vì vậy, ngày càng hiếm ít quạt xưa tới lúc nào đó sẽ trở nên vô giá.

----------------------------------------------------------------------------
Về chúng tôi...
www.bandonghoco.com chuyên cung cấp các loại đồng hồ cổ, phụ kiện đồng hồ với mức giá hợp lý.
Các mặt hàng của chúng tôi bao gồm nhiều loại khác nhau, mức giá bình dân như: đồng hồ liên xôđồng hồ trung quốc xưađồng hồ tiệpđể bàn vai bò...đến các loại cao cấp từ các hãng nổi tiếng như: đồng hồ ODOđồng hồ vedette,  đồng hồ junghansđồng hồ Thụy Sỹ...

Tất cả các sản phẩm đã được chúng tôi kiểm định chất lượng, đều hoạt động tốt trước khi đến tay khách hàng.